Bệnh thận mạn tính
Những người mắc CKD giai đoạn sớm có thể chưa xuất hiện triệu chứng nào cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo khác. Khi triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân có thể cảm thấy yếu, nhầm lẫn, chán ăn, hơi thở có mùi như amoniac, ngứa, xanh xao (da tái), sưng bàn chân và mắt cá chân hoặc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân, bao gồm xét nghiệm máu creatinine để đo chức năng thận và xác định GFR, cũng như siêu âm hoặc chụp CT thận và đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn thực hiện sinh thiết thận để kiểm tra. Vì CKD là bệnh lý không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu nên chỉ có xét nghiệm máu creatinine để đo chức năng thận và xác định GFR mới có thể đo lường mức độ tiến triển của bệnh.
Cấy ghép thận
Một số người bị suy thận có thể thực hiện cấy phép thận. Trong phẫu thuật cấy phép, quả thận khỏe mạnh từ người hiến sẽ được đưa vào cơ thể bạn. Quả thận được hiến mới sẽ thực hiện công việc mà hai quả thận của bạn đã từng làm. Quả thận được hiến phải đến từ một người sống.
Cấy phép thận là biện pháp điều trị suy thận; đây không phải là phương thuốc. Bạn sẽ cần uống thuốc mỗi ngày để đảm hệ thống miễn dịch không đào thải quả thận mới. Bạn cũng sẽ cần gặp bác sĩ thường xuyên. Quả thận đã cấy ghép đang hoạt động thực hiện việc lọc chất thải và giữ cho bạn khỏe mạnh tốt hơn lọc máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cấy ghép thận. Bác sĩ có thể cho bạn biết rằng bạn không đủ sức khỏe để phẫu thuật cấp ghép.